Quafacip

Thứ ba - 19/04/2016 22:34

Quafacip

Ciprofloxacin chỉ được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin : Viêm đường tiết niệu trên và dưới, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương-tuỷ, viêm ruột vi khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nặng mắc trong các bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch)
Thành phần: Tính cho một viên nén bao phim:
Ciprofloxacin hydroclorid…………………………554,9 mg
  (Tương đương với 500 mg Ciprofloxacin)           
Tá dược………….. vừa đủ……………….. ……….1 viên nén bao phim.
(Tinh bột sắn, Sodium starch glycolate, PVP K30, Magnesi stearat, Talc,HPMC,  PEG 6000, Titan dioxyd, Ethanol 96%,  Nước tinh khiết)
Chỉ định: Ciprofloxacin chỉ được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nặng mà các thuốc kháng sinh thông thường không tác dụng để tránh phát triển các vi khuẩn kháng Ciprofloxacin : Viêm đường tiết niệu trên và dưới, viêm tuyến tiền liệt, viêm xương-tuỷ, viêm ruột vi khuẩn nặng, nhiễm khuẩn nặng mắc trong các bệnh viện (nhiễm khuẩn huyết, người bị suy giảm miễn dịch)
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử quá mẫn với Ciprofloxacin và các thuốc liên quan như acid nalidixic và các quinolon khác.
- Không được dùng Ciprofloxacin cho người mang thai và thời kỳ cho con bú, trừ khi buộc phải dùng.
Cách dùng- Liều lượng:
Muốn thuốc hấp thu nhanh, nên uống thuốc 2 giờ sau bữa ăn. Người bệnh cần được dặn uống nhiều nước và không uống thuốc chống toan dạ dày trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc.
- Thời gian điều trị Ciprofloxacin tuỳ thuộc vào loại nhiễm khuẩn và mức độ nặng nhẹ của bệnh và cần được xác định tuỳ theo đáp ứng lâm sàng và vi sinh vật của người bệnh. Với đa số nhiễm khuẩn, việc điều trị cần tiếp tục ít nhất 48 giờ sau khi người bệnh không còn triệu chứng. Thời gian điều trị thường là 1-2 tuần, nhưng với các nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng, có thể phải điều trị dài ngày hơn. Điều trị Ciprofloxacin có thể cần phải tiếp tục trong 4-6 tuần hoặc lâu hơn trong các nhiễm khuẩn xương và khớp. Ỉa chảy nhiễm khuẩn thường điều trị trong 3 – 7 ngày hoặc có thể ngắn hơn.
Chỉ định dùng Liều lượng cho 24 giờ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới 100 mg x 2 lần/ ngày
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên 250 – 500 mg x 2 lần/ ngày
Lậu không có biến chứng 500 mg, liều duy nhất
Viêm tuyến tiền liệt mạn tính 500 mg x 2 lần/ ngày
Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương 500 – 700 mg x 2 lần/ ngày
Viêm ruột nhiễm khuẩn nặng
            Liều điều trị
            Liều dự phòng
 
500 mg x 2 lần/ ngày
500 mg x 1 lần/ ngày
Phòng các bệnh do não mô cầu
            Người lớn và trẻ trên 20 kg
            Trẻ em dưới 20 kg
 
500 mg, liều duy nhất
250 mg, liều duy nhất hoặc 20 mg / kg
Phòng nhiễm khuẩn Gram âm ở người bị suy giảm miễn dịch 250 – 500 mg x 2 lần/ ngày
Nhiễm khuẩn bệnh viện nặng, nhiễm khuẩn huyết, điều trị nhiễm khuẩn ở người bị bệnh suy giảm miễn dịch 500 – 750 mg x 2 lần/ ngày
 
- Cần phải giảm liều ở người bị suy giảm chức năng thận hay chức năng gan. Trong trường hợp người bị suy chức năng thận, nếu dùng liều thấp thì không cần phải giảm liều, nếu dùng liều cao thì phải điều chỉnh liều dựa vào độ thanh thải creatinin hoặc nồng độ creatinin trong huyết thanh.
Độ thanh thải creatinin                                                                 Gợi ý điều chỉnh liều lượng
(ml / phút / 1,73 m2)
31-60 (creatinin huyết thanh: 120 – 170 mmol / lít)                     ≥ 750 mglần/ ngày x 2 nên giảm xuống 500 mg x 2 lần/ ngày
≤ 30 (creatinin huyết thanh: > 175 mmol / lít)                            Liều ≥ 500 mg x 2 lần/ ngày nên giảm xuống 500 mg x 1 lần/ ngày
Trẻ em và vị thành niên: Uống 7,5 – 15 mg / kg / ngày; chia 2-3 lần
Thận trọng:
- Cần thận trọng khi dùng Ciprofloxacin đối với người có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương, người bị suy chức năng gan hay chức năng thận, người thiếu glucose 6 phosphat dehydrogenase, người bị bệnh nhược cơ.
- Dùng Ciprofloxacin dài ngày có thể làm các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc phát triển quá mức. Nhất thiết phải theo dõi người bệnh và làm kháng sinh đồ thường xuyên để có biện pháp điều trị thích hợp theo kháng sinh đồ.
- Ciprofloxacin có thể làm cho các xét nghiệm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis bị âm tính.
Thời kỳ mang thai:Chỉ nên dùng Ciprofloxacin cho người mang thai trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng mà không có kháng sinh khác thay thế, buộc phải dùng tới fluoroquinolon 
Thời kỳ cho con bú: Không dùng Ciprofloxacin cho người cho con bú, vì Ciprofloxacin tích lại trong sữa và có thể đạt đến nồng độ có thể gây tác hại cho trẻ. Nếu mẹ buộc phải dùng Ciprofloxacin thì phải ngừng cho con bú.
Người sử dụng máy móc tàu xe: Không nên dùng do Ciprofloxacin có thể gây hoa mắt chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ảnh hưởng đến việc điểu khiển xe cộ hay vận hành máy móc.
Tác dụng không mong muốn (ADR):
- Thường gặp là buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng...
- Ít gặp: Nhức đầu, nhịp tim nhanh, rối loạn tiêu hóa, ....
“Thông báo cho Bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc”
Tương tác thuốc:
- Dùng đồng thời các thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, indomethacin...) sẽ làm tăng tác dụng phụ của Ciprofloxacin.
- Dùng đồng thời các thuốc chống toan có nhôm và magnesi sẽ làm nồng độ trong huyết thanh và giảm khả dụng sinh học của Ciprofloxacin với các thuốc chống toan, cần uống thuốc xa nhau (nên uống thuốc chống toan 2 – 4 giờ trước khi uống Ciprofloxacin) tuy cách này cũng không giải quyết triệt để được vấn đề)
- Độ hấp thu Ciprofloxacin có thể bị giảm đi một nửa nếu dùng đồng thời một số thuốc gây độc tế bào (cyclophosphamid, vincristin, doxorubicin, cytosin arabinosid, mitozantron)
- Nếu dùng đồng thời didanosin, thì nồng độ Ciprofloxacin bị giảm đi đáng kể. Nên uống Ciprofloxacin trước khi dùng didanosin 2 giờ hoặc sau khi dùng didanosin 6 giờ.
- Các chế phẩm có sắt (fumarat, gluconat, sulfat) làm giảm đáng kể sự hấp thu Ciprofloxacin ở ruột. Các chế phẩm có kẽm ảnh hưởng ít hơn. Tránh dùng đồng thời Ciprofloxacin  với các chế phẩm có sắt hoặc kẽm hay uống các thứ thuốc này càng xa nhau càng tốt.
- Uống đồng thời sucrafat sẽ làm giảm hấp thu Ciprofloxacin một cách đáng kể. Nên cho uống kháng sinh 2 -6 giờ trước khi uống sucrafat.
- Uống Ciprofloxacin đồng thời với theophylin có thể làm tăng nồng độ theophylin trong huyết thanh, gây ra các tác dụng phụ của theophylin. Cần kiểm tra nồng độ theophylin trong máu, có thể giảm liều theophylin nếu buộc phải dùng 2 loại thuốc này.
- Ciprofloxacin và ciclosporin dùng đồng thời có thể gây tăng nhất thời creatinin huyết thanh. Nên kiểm tra creatinin huyết mỗi tuần 2 lần.
- Probenecid làm giảm mức lọc cầu thận và giảm bài tiết ở ống thận, do đó làm giảm đào thải thuốc qua nước tiểu.
- Wafarin phối hợp với Ciprofloxacin có thể gây hạ prothrombin. Cần kiểm tra thường xuyên prothrombin huyết và điều chỉnh liều thuốc chống đông máu.
Dược lực học:
Ciprofloxacin là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm quinolon, còn được gọi là các chất ức chế DNA girase. Do ức chế enzym DNA girase, nên thuốc ngăn sự sao chép của chromosom khiến cho vi khuẩn không sinh sản được nhanh chóng.
- Ciprofloxacin có tác dụng tốt đối với các vi khuẩn kháng lại kháng sinh thuộc các nhóm khác (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicillin...) và được coi là một trong những thuốc có tác dụng mạnh nhất trong nhóm fluoroquinolon.
- Ciprofloxacin có phổ kháng khuẩn rất rộng, bao gồm phần lớn các vi khuẩn quan trọng. Phần lớn các vi khuẩn Gram âm, kể cả pseudomonasenterobacter đều nhạy cảm với thuốc.
Dược động học:
- Ciprofloxacin hấp thu nhanh và dễ dàng ở ống tiêu hoá. Khi có thức ăn và các thuốc chống toan, hấp thu thuốc bị chậm lại nhưng không bị ảnh hưởng một cách đáng kể. Sau khi uống, nồng độ tối đa của Ciprofloxacin trong máu xuất hiện sau 1-2 giờ với khả dụng sinh học tuyệt đối là 70-80%. Nửa đời trong huyết tương là khoảng 3,5 đến 4,5 giờ ở người bệnh có chức năng thận bình thường, thời gian này dài hơn ở người bệnh bị suy thận và ở người cao tuổi. Dược động học của thuốc không thay đổi đáng kể ở người bệnh mắc bệnh mắc bệnh nhày nhớt.
- Thể tích phân bố của Ciprofloxacin rất lớn 2- 3 lít/kg thể trọng) và do đó, lọc máu hay thẩm tách màng bụng chỉ rút đi được một lượng nhỏ thuốc. Thuốc được phân bố rộng khắp và có nồng độ cao ở những nơi bị nhiễm khuẩn (các dịch cơ thể, các mô), nói chung thuốc dễ ngấm vào mô. Nồng độ trong mô thường cao hơn nồng độ trong huyết thanh, đặc biệt là ở các nhu mô, cơ, mật và tuyến tiền liệt. Nồng độ trong dịch bạch huyết và dịch ngoại bào cũng gần bằng nồng độ trong huyết thanh. Nồng độ thuốc trong nước bọt, nước mũi, đờm dịch ổ bụng, da, sụn và xương tuy có thấp hơn, nhưng vẫn ở mức độ thích hợp. Nếu màng não bình thường, thì nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ chỉ bằng 10% nồng độ trong huyết tương, nhưng khi màng não bị viêm thì thuốc ngấm nhiều hơn. Ciprofloxacin đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ. Trong mật cũng có nồng độ thuốc cao.
- Khoảng 40 – 50% liều uống đào thải dưới dạng không đổi qua nước tiểu nhờ lọc ở cầu thận và bài tiết ở ống thận. Các đường đào thải khác là chuyển hoá ở gan, bài xuất qua mật, và thải qua niêm mạc vào trong lòng ruột (đây là cơ chế đào thải bù trừ ở người bệnh bị suy thận nặng).
- Thuốc được đào thải hết trong vòng 24 giờ.
Quá liều và xử trí: Nếu đã dùng một lượng lớn, thì cần phải xem xét để áp dụng những biện pháp sau đây: gây nôn, rửa dạ dày, lợi niệu. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận và điều trị hỗ trợ ví dụ như truyền bù đủ dịch.
Đóng gói:  Hộp 10 vỉ x 10 viên nén bao phim.
Hạn dùng : 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC.
Tiêu chuẩn áp dụng:  DĐVN IV.
 
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM
“ ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
NẾU CẦN THÊM THÔNG TIN XIN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ”
 
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM QUẢNG BÌNH
Số 46 Đường Hữu Nghị - Tp Đồng Hới - Quảng Bình - Việt Nam.
ĐT: 052 3822475      Fax: 052 3820720

Tác giả bài viết: Ngô tiến thịnh

Nguồn tin: QUAPHARCO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sản phẩm nổi bật
Liên kết
banner
img logo1
index 1
logoredmar
logo thuoc net
quangbinh
Lượt truy cập
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay958
  • Tháng hiện tại26,261
  • Tổng lượt truy cập896,315
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây